CHĂM SÓC CÂY ĐIỀU GIAI ĐOẠN RA CHỒI NON VÀ HOA NIÊN VỤ NĂM 2022-2023
Cây điều là một trong những cây công nghiệp chủ lực của tỉnh Bình Phước, tuy nhiên lại chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện thời tiết hàng năm, đặc biệt là giai đoạn ra chồi non và hoa.
Hiện tại cây điều đang bắt đầu bước vào giai đoạn rụng lá già, ra chồi non và hoa. Thời tiết năm 2022 xuất hiện nhiều cơn mưa vào giai đoạn cuối mùa mưa, đầu mùa khô, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh và gây hại mạnh. Vì vậy cần có các biện pháp phòng trừ kịp thời và hợp lý cho vườn cây.
1. Thăm vườn thường xuyên:
+ Thăm vườn thường xuyên từ 3-5 ngày/lần, để có biện pháp xử lý kịp thời.
+ Tỷ lệ lá già rụng và chồi non nhú đạt trên 50% số lượng cây trong vườn thì bắt đầu áp dụng các biện pháp xử phun xịt chăm sóc chồi non.
+ Khi tỷ lệ chồi non đã vươn dài hết cở, tỷ lệ hoa nở đạt từ 10% – 20% số lượng cây trong vườn thì tiến hành phun xịt hỗ trợ để chăm sóc, bảo vệ chồi hoa.
+ Hạn chế tối đa việc đốt lá điều làm cháy rễ, khói và hơi nóng làm cháy lá non, chồi hoa (nên thổi lá lại thành đống dài, dùng bạt phủ nông nghiệp xử lý để ủ thành phân hữu cơ, bón lại cho vườn cây vào năm tiếp theo. Giúp tiết kiệm được chi phí đầu tư phân hữu cơ và giảm được từ 20-30% lượng phân vô cơ bón cho vườn cây).
2. Hỗ trợ phân bón lá dưỡng đọt và hoa:
+ Khi chồi non ra đạt 5-7 lá, tiến hành sử dụng các dòng phân bón lá để hỗ trợ phun xịt dưỡng đọt mập, tạo mầm hoa cho cây.
+ Sử dụng các sản phẩm có chứa hàm lượng lân, kali cao, giàu trung vi lượng như PHMH 6-30-30 PL 100gr, Feed Vọt hoa điều 10-30-30 ĐT 500gr, NPK 17-68-17 UC 100gr...giúp cây phân hóa mầm hoa tập trung, hoa ra đều, chùm hoa to mập.
+ Để tăng sức sống của hạt phấn chống chịu điều kiện thời tiết bất thuận như (mưa trái vụ, sương mù...) làm mát hoa, bổ sung thêm sản phẩm như Humat Vi lượng THT, Rong biển AV...
+ Khi tỷ lệ hoa nở đạt từ 10% – 20% số lượng cây trong vườn, để dưỡng hoa, hỗ trợ quá trình đậu trái hiệu quả thì tiến hành phun xịt thêm các sản phẩm như: Humat ĐTD THT, Siêu bo kẽm ĐT, NatureBor THT...
3. Phòng trừ sâu gây hại:
+ Các đối tượng gây hại chính cho đọt non và hoa giai đoạn này như: Sâu ăn lá, bọ vòi voi, bọ xít muỗi, bọ trĩ, rệp sáp, …
+ Khi phát hiện đối tượng gây hại trên 5% số lượng chồi non và hoa trên vườn, tiến hành xử lý bằng các sản phẩm như: Stun 20SL ECT, Somethring 10EC PL, Kasaki USA95EC NK, Bác sĩ điều 3,6EC PL, Chavet MH 600WP PL...
+ Luân phiên các loại thuốc giữa các đợt xịt, để tránh các đối tượng sâu rầy và côn trùng chích hút gây hại kháng thuốc.
4. Phòng trừ bệnh gây hại:
+ Các bệnh gây hại chính giai đoạn này như bệnh thán thư, khô bông, cháy lá...
+ Khi phát hiện bệnh gây hại trên 5% số lượng chồi non và hoa trên vườn, tiến hành xử lý bằng các sản phẩm như: Mekong Vil 5SC PL, Sạch Nấm bệnh 80SC NK, Amilan 300SC UC…
Lưu ý:
+ Thực hiện phun xịt theo nguyên tắc 4 đúng.
+ Tiến hành phun xịt vào sáng sớm (kết thúc từ 9-10h) hoặc chiều mát (bắt đầu từ 14-15h).
+ Xử lý phun xịt liên tục 2 lần cách nhau từ 7-15 ngày.
+ Nếu xịt xong gặp mưahoặc trong quá trình ra chồi non và hoa gặp mưa, nên tiến hành phun xịt lại cho vườn thời gian gần nhất. Giúp hạn chế môi trường ẩm độ cao, sương giá tạo điều kiện sâu bệnh phát sinh gây hại.
+ Đặc biệt nếu vườn đang bị bệnh gây hại chồi non, làm khô hoa thì chỉ nên sử dụng thuốc trừ bệnh để xử lý cho vườn, không pha chung với các dòng phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng.
+ Khi phối trộn nhiều loại thuốc để phun xịt cùng nhau, cần được tư vấn của các kỹ sư nông nghiệp, tránh làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc.
Chi tiết tư vấn bà con liên hệ các điểm Hệ thống CHDVNN Khuyến Nông gần nhất.
Hoặc liên hệ: Ks. Trịnh Đình Tâm: 0977.436.163 – Ks. Nguyễn Thế Vương: 0968.041.059.